1. Định nghĩa văn phòng mở:
Văn phòng được bố trí theo không gian mở là sự phá vỡ ngăn cách giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài, loại bỏ đi những bức tường trong văn phòng làm việc giúp văn phòng rộng rãi và thoáng đãng hơn. Trong một môi trường văn phòng mở sẽ không có phòng ốc riêng biệt, không gian kín hoàn toàn mà thay vào đó các vị trí làm việc được bố trí chung với nhau, đôi khi sử dụng những tấm panel hoặc các vách ngăn lửng để phân tách từng không gian đem lại sự thoải mái cho nhân viên, giảm stress hiệu quả..
Văn phòng làm việc có thiết kế mở
2. Lợi ích của thiết kế văn phòng mở:
- Đối với nhân viên:
Việc lượt bỏ những bức tường hay rào chắn trong thiết kế văn phòng mở giúp cho nhân viên dễ dàng tương tác với nhau thường xuyên hơn. Được làm việc trong cùng một không gian không chỉ tạo ra cảm giác thân thiết giữa nhân viên còn giúp tăng tính hiệu quả trong việc trao đổi thông tin khi làm việc nhóm. Đồng nghiệp có thể thuận tiện quay sang với nhau để nhận được lời khuyên hay tư vấn mà không cần phải gõ cửa văn phòng hay sắp xếp một cuộc họp chính thức. Việc tương tác trong thiết kế văn phòng mở trở nên thường xuyên và đơn giản hơn so với một không gian khép kín nơi mọi người đều có một không gian làm việc riêng tư của mình.
- Đối với doanh nghiệp:
Việc gia tăng tính họp tác từ thiết kế văn phòng mở có thể dẫn đến sự đổi mới và thăng tiến của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một thiết kế văn phòng mở có thể giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí gắn liền với xây dựng, tiện ích và thiết bị văn phòng chẳng hạn như việc giảm số lượng bức vách có thể tiết kiệm được thời gian và vật liệu thi công. Có một không gian làm việc duy nhất có thể tiết kiệm chi phí thiết bị máy lạnh và đèn điện nhờ vào việc sử dụng chung ánh sáng và luồng không khí. Các doanh nghiệp còn tiết kiệm đầu tư trang thiết bị khi thuê văn phòng vì không gian mở giúp tăng việc chia sẻ cùng sử dụng chung trang thiết bị như máy in, máy photo, bấm kim. Ngoài ra không gian mở còn cung cấp tính linh hoạt phù hợp với nhu cầu phát triển nhân sự.
Văn phòng mở đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
3. Những hạn chế của thiết kế văn phòng mở:
- Đối với nhân viên:
Mức độ tương tác cao mỗi ngày khi làm việc chung trong một môi trường không phân chia có thể dẫn đến nhiều tiếng ồn và gây phiền nhiễu làm cho việc tập trung vào công việc của nhân viên trở nên khó khăn hơn. Thiếu sự riêng tư là một vấn đề khá lớn trong thiết kế văn phòng mở, nơi mà màn hình máy tính dễ dàng bị những người đi qua quan sát và những cuộc trao đổi qua điện thoại dường như là quá tải. Ngoài ra, không gian văn phòng mở còn là điều kiện cho bệnh dịch dễ lây lan do đó nếu một đồng nghiệp trong văn phòng bị cảm cúm điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các đồng nghiệp khác trong văn phòng.
- Đối với doanh nghiệp:
Đa phần các nhược điểm của không gian mở đối với nhân viên có tác động tiêu cực trực tiếp đến đoàn thể doanh nghiệp. Chẳng hạn, những phiền nhiễu gây ra bởi sự tương tác thường xuyên giữa nhân viên và sự gia tăng về tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc bị gia giảm. Kết quả kinh doanh cũng có thể giảm do tỷ lệ vắng mặt của nhân viên cao hơn vì làm việc trong môi trường dễ dàng bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra việc thiếu hẳn đi sự riêng tư vốn có trong các thiết kế văn phòng mở có thể làm phát sinh các vấn đề liên quan đến đạo đức và pháp lý bắt nguồn từ việc thỏa thuận các thông tin mật liên quan đến khách hàng hoặc đồng nghiệp.
Văn phòng mở cũng có những hạn chế riêng
4. Các lưu ý quan trọng khi thiết kế văn phòng mở:
Văn phòng mở có những ưu điểm và hạn chế riêng. Chúng ta không thể bỏ qua những hạn chế đó mà một mực thiết kế văn phòng theo hướng mở tối đa lại càng không thể vì những nhược điểm đó mà “bất lực” không thực hiện ý tưởng của mình.
Chính vì vậy, khi thiết kế văn phòng mở thì cần chú ý tối đa tới yếu tố cân bằng giữa yếu tố mở và khép kín để vừa có một không gian nội thất văn phòng chung thoải mái tiện nghi nhưng cũng đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết.
- Đảm bảo sự liên thông:
Để đáp ứng được yếu tố này, thay vì sử dụng các vách tường bao quanh kín đáo cho mỗi phòng làm việc thì bạn nên sử dụng chất liệu kính không màu để mỗi phòng ban có thể quan sát, trao đổi thuận tiện. Các ô cửa sổ ở đây cũng nên được thiết kế kích thước lớn và tất nhiên cũng sử dụng chất liệu kính để tạo sự hòa hợp với thế giới bên ngoài, tạo sự thông thoáng tối đa cho gian phòng.
- Không gộp các không gian:
Mang xu hướng mở nhưng không có nghĩa tất cả mọi hoạt động của mỗi nhân viên đều có thể linh hoạt trong cùng một không gian nhỏ hẹp. Bạn hãy tạo sự di chuyển, tạo điều kiện để nhân viên có thể bước sang một không gian khác với chức năng chuyên biệt hơn. Ví như không gian làm việc vì sự liên thông nên có những tiếng ồn ào chắc chắn không thể phù hợp để dùng cho một cuộc họp quan trọng. Do đó, cần tạo sự chuyên biệt cho mỗi không gian để mỗi nhân viên có thể làm tốt nhất mỗi công việc, có thể tập trung cao độ ở mỗi không gian khác nhau.
Liên thông nhưng không gộp lại là tiêu chí mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi thiết kế văn phòng theo không gian mở.
- Thiết kế các khu vực hỗ trợ:
Ngoài khu vực làm việc chính của nhân viên, bạn nên chú ý thiết kế thêm các khu vực hỗ trợ phụ khác để có thể hạn chế tối đa nhược điểm của thiết kế văn phòng theo xu hướng mở. Các phòng làm việc khép kín với sự yên tĩnh tối đa sẽ là nơi lý tưởng để các nhân viên có thể lui tới khi cần tập trung cao độ cho công việc, dự án của mình.
Ngoài ra, các phòng họp nhỏ nên được bố trí đặt ở những vị trí phù hợp để vừa tạo sự thuận tiện khi họp nhóm, có thể không cần quá khép kín nhưng cũng không gây ảnh hưởng tới khu vực làm việc cũng như đảm bảo các nội dung họp không bị lọt ra bên ngoài.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng phong cách thiết kế:
Chủ doanh nghiệp và đơn vị thiết kế đều cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về diện tích không gian, phong cách thiết kế, yếu tố thẩm mỹ, cũng như màu sắc trong thiết kế văn phòng không gian mở thì mới có thể tạo nên một không gian làm việc hiện đại và tạo cảm hứng làm việc tối đa cho mỗi nhân viên.
(Địa Ốc Kim Quang - Nguồn tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Copy biểu tượng vào khung comment